Xác định nâng cao chất lượng đạo đức công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, viên chức, người lao động là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, cải thiện môi trường làm việc, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp khi trực tiếp giải quyết công việc với cơ quan.
Trong thời gian qua, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đơn vị đã có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của người đứng đầu và cán bộ, viên chức, người lao động. Đã từng bước xây dựng phong cách ứng xử, lề lối làm việc, đạo đức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính phục vụ.
Tình hình thực hiện nhiệm vụ, công vụ, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động; kết quả thực hiện chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10/2023 của thủ tướng chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ:
1. Công tác phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh và của đơn vị, địa phương (các Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án…) về kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công vụ:
Triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở đến công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị. Coi trọng và thực hiện nghiêm túc công tác tổ chức phổ biến, quán triệt và tuyên truyền thực hiện:
– Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các cấp;
– Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ;
– Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ;
– Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Thường xuyên đăng tin bài, cập nhật bộ thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi bổ sung, thay thế lên Trang thông tin điện tử của Trung tâm để phổ biến, tạo sức lan tỏa rộng rãi.
2. Trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công vụ tại cơ quan, đơn vị:
Chỉ đạo làm tốt vai trò người đứng đầu trong gương mẫu thực hiện. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị vừa là chủ thể thực hiện và là người tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Có thể nói, người đứng đầu chính là “gốc” quyết định sự thành công của cơ quan, đơn vị. Vì vậy, ở đâu người đứng đầu thực hiện kiên trì, kiên quyết và gương mẫu thì ở cơ quan, đơn vị đó đạo đức công vụ, chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động được thực hiện tốt.
3. Việc thực hiện rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế làm việc:
Việc xây dựng nội quy, quy chế, quy trình làm việc của đơn vị được triển khai nghiêm túc. Hiện nay, Trung tâm đã ban hành nội quy, quy chế làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Thường xuyên rà soát, bổ sung hoàn chỉnh nội quy, quy chế, quy trình làm việc của đơn vị, quán triệt cán bộ, viên chức, người lao động chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở và sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụ. Thực hiện công tác phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể đối với từng cán bộ, viên chức, người lao động. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động, tác phong làm việc của cán bộ, viên chức góp phần nâng cao năng suất làm việc, hiệu quả quản lý, hoạt động của công việc.
4. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác; việc phối hợp thực hiện giữa các đơn vị:
Việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của Trung tâm được chủ động xây dựng và triển khai thực hiện. Các kế hoạch được phổ biến, quán triệt triển khai đến toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động thông qua một số cuộc họp, hội nghị giao ban. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp được đẩy mạnh, đặc biệt là trong việc xử lý công việc liên quan đến trách nhiệm phục vụ người dân, doanh nghiệp.
5. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, công vụ, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động; kết quả thực hiện chỉ thị số 26/ct-ttg ngày 20/10/2023 của thủ tướng chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.
– Công chức, viên chức và người lao động chấp hành nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật hành chính, nội quy, quy chế của cơ quan. Quán triệt, triển khai đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công sở; sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cấp trên; nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và thái độ phục vụ nhân dân, không để xảy ra tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, tiêu cực, thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm của cán bộ, viên chức.
– Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, viên chức, người lao động và ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nâng cao rõ rệt. Cán bộ, viên chức sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động.
– Cán bộ, viên chức luôn có thái độ giao tiếp, ứng xử đúng chuẩn mực, tôn trọng, lắng nghe, có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, đơn vị.
– Cán bộ, viên chức Trung tâm không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ghen ghét, đố kị; tuân thủ kỷ luật, kỷ cương, thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; không có hiện tượng sa vào các tệ nạn xã hội, không sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; tuân thủ kỷ luật phát ngôn;…
– Cán bộ, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ luôn tuân thủ đúng trang phục của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc, phù hợp với tính chất công việc, đặc thù trang phục của ngành, gọn gàng, lịch sự. – Thành lập/kiện toàn Tổ kiểm tra công vụ, ban hành kế hoạch kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện đạo đức công vụ, văn hóa công sở. Qua kiểm tra, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh các tập thể, cá nhân vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện đạo đức công vụ, văn hóa công sở.
Diễm My